Khám phá top 5 công nghệ in ấn được dùng phổ biến nhất hiện nay

Khám phá top 5 công nghệ in ấn được dùng phổ biến nhất hiện nay

Công nghệ in không ngừng phát triển và mang lại những đột phá đáng kinh ngạc trong mọi lĩnh vực. Trong bài viết này, Toshiba Thiêng Băng sẽ khám phá top 5 công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay. Từ những kỹ thuật truyền thống đến những đổi mới tiên tiến, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách mà những công nghệ này đã thay đổi tới ngành công nghiệp in ấn ra sao. 

Công nghệ in ấn offset

Công nghệ offset là một trong những công nghệ in ấn hiện đại và phổ biến nhất ngày nay. Trong quá trình in offset, hình ảnh hoặc văn bản được hiển thị trên một ống bản kẽm. Ở đó, các phần tử cần in sẽ bắt mực, trong khi các phần tử không cần in sẽ bắt nước. 

Sau đó, ống bản kẽm này sẽ ép hình ảnh hoặc văn bản đã được dính mực in lên các tấm cao su (còn được gọi là các tấm offset), trước khi ép từ tấm cao su này lên giấy in.

Ưu điểm:

  • Khả năng in tốc độ cao và sản xuất số lượng bản in lớn.
  • Chất lượng hình ảnh cao và rõ nét, màu sắc bản in đẹp và không bị lem mực.
  • Ứng dụng được với nhiều vật liệu khác nhau.
  • Có thể in trên cả bề mặt phẳng và bề mặt gồ ghề.
  • Chi phí in ấn phù hợp với điều kiện in số lượng lớn.
Công nghệ in ấn offset
Công nghệ in ấn offset

Công nghệ Flexography

Công nghệ in Flexo (Flexography) là một phương pháp in ấn sử dụng bản in nổi được tạo bằng cao su hoặc nhựa polyme. Các bản in này được tạo ra thông qua phương pháp kỹ thuật số hoặc analog, trong đó các phần tử cần in có bề mặt nổi cao hơn so với các phần tử không in trên bản in. 

Công nghệ in ấn flexo thường được sử dụng để in trên nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, giấy bạc, film, tem nhãn, thùng carton bao bì, cốc, và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.

Ưu điểm:

  • Mực được pha trộn sẵn trong máng, nhanh khô, giúp tốc độ in nhanh và công suất in lớn, đặc biệt là khi in cuộn.
  • Có khả năng in trên nhiều loại bề mặt vật liệu khác nhau.
  • Chi phí in phải chăng, đặc biệt là khi in với số lượng lớn.
  • Khả năng in được cho cả hai mặt của vật liệu.
Công nghệ in Flexography
Công nghệ in Flexography

Công nghệ in ấn ống đồng

Công nghệ in ống đồng là một trong những phương pháp in ấn phổ biến hiện nay, còn được gọi là kỹ thuật in lõm. Cấu tạo của công nghệ này bao gồm một trục đồng có các phần in lõm xuống và những phần không in nổi lên. 

Hộp cấp mực được đặt trên trục đồng và các hạt mực được chứa trong các lỗ lõm. Trục đồng sẽ ép trực tiếp lên bề mặt cần in để tạo ra hình ảnh cần in.

Ưu điểm của công nghệ ống đồng:

  • In được số lượng lớn mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in.
  • Hình ảnh, chữ viết được in ra sắc nét và chất lượng.
  • Giá thành tương đối thấp cho các sản phẩm in, đặc biệt là khi in số lượng lớn.
Công nghệ in ống đồng
Công nghệ in ống đồng

Công nghệ in ấn kỹ thuật số

Công nghệ in kỹ thuật số là một trong những công nghệ in hiện đại được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ in và kỹ thuật số trên máy tính để tạo ra các sản phẩm in ấn. Nguyên lý hoạt động của công nghệ này là hình ảnh được lấy từ file thiết kế sẽ được máy tính tự động phân tích và pha mực. Sau đó, đầu phun của máy in sẽ phun trực tiếp mực lên các bề mặt cần in.

Công nghệ kỹ thuật số thường được áp dụng trong in ấn văn phòng, phong bì, tiêu đề thư, ảnh, đặc biệt là in dữ liệu biến đổi. Ưu điểm của in kỹ thuật số là có thể thực hiện ở nhà hoặc văn phòng, in số lượng ít với giá thành phải chăng. Tuy nhiên, công nghệ in ấn này cũng có hạn chế như tốc độ in khá chậm, không phù hợp cho việc in số lượng lớn và hình ảnh in không sắc nét như in offset.

Công nghệ kỹ thuật số
Công nghệ kỹ thuật số

Công nghệ in lụa

Công nghệ in lụa, hay còn được biết đến với tên gọi in lưới. Công nghệ này hoạt động dựa trên nguyên lý chỉ một phần mực được tấm qua lưới in và dính trên các bề mặt. Trước khi in, một số lỗ trên lưới đã được phủ kín bởi hóa chất chuyên dụng. 

Công nghệ in lụa có thể thực hiện theo một số dạng khác nhau như thủ công, máy cơ khí hoặc tự động. Quá trình in bao gồm việc làm khuôn, thực hiện bản in, dao gạt, chế tạo màu, hồ in và in ấn.

Công nghệ in lụa được ứng dụng rộng rãi để in trên mọi vật liệu chỉ cần có mực phù hợp. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để in trên các sản phẩm gia công như lịch, cốc, bóng bay, và nhiều sản phẩm khác. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có nhược điểm là tốc độ in khá chậm và sau khi in xong, sản phẩm cần phải được phơi và sấy để mực và hồ in khô.

Công nghệ in lụa
Công nghệ in lụa

Những lưu ý để lựa chọn công nghệ in ấn phù hợp

  • Xác định rõ nhu cầu in ấn của bạn: Số lượng sản phẩm, loại vật liệu, độ phức tạp của thiết kế.
  • Đánh giá chi phí: So sánh chi phí của các công nghệ in ấn khác nhau và xem xét khả năng tiết kiệm chi phí.
  • Xem xét chất lượng sản phẩm: Kiểm tra các mẫu in trước đó để đảm bảo chất lượng in ấn đáp ứng được yêu cầu của bạn.
  • Tính đồng nhất: Chọn công nghệ in có khả năng tái tạo chính xác màu sắc và chi tiết của thiết kế.
  • Xem xét thời gian sản xuất: So sánh thời gian sản xuất của các công nghệ in để đảm bảo rằng sản phẩm có thể được giao đúng thời hạn.

Từ offset truyền thống đến công nghệ in kỹ thuật số tiên tiến, mỗi công nghệ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn công nghệ in ấn phù hợp sẽ là yếu tố quyết định cho chất lượng và hiệu quả của sản phẩm in ấn. Hãy chọn lựa thông minh để mang đến những sản phẩm in ấn chất lượng và đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

  • Tel 1: (028) 3991 9432
  • Tel 2: (028) 3991 4624
  • Fax: (028) 3845 2462
  • Hotline 1: 0903 825 357
  • Hotline 2: 0909581650
  • Email: thienbangphoto@gmail.com

Địa chỉ: 55 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giảm 20% Phí Thuê Máy 3 Tháng Đầu Tiên

0903 825 357